[WHO] Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi

Việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ là rất quan trọng đối với bất cứ bậc phụ huynh nào. Đây là một trong những dấu hiệu giúp bố mẹ biết được bé yêu nhà mình phát triển tốt hay không. Và bài viết dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, bé trai, bé gái từ 0-18 tuổi theo thiêu tiêu chuẩn WHO, giúp bố mẹ điều chỉnh và đáp ứng tiêu chuẩn tăng trưởng dành cho bé yêu nhà mình.

Cân nặng và chiều cao có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe của con người, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì thế, việc chiều cao và cân nặng của trẻ có đạt chuẩn hay không luôn là vấn đề quan tâm chung của nhiều bậc phụ huynh. Theo chia sẻ của các chuyên gia, việc thường xuyên theo dõi các chỉ số chiều cao và cân nặng là cách tốt nhất để giảm các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và tìm hiểu xem trẻ em nhà mình có bị thừa cân, thiếu cân, suy dinh dưỡng, thấp còi hay không.

1. Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao và cân nặng của trẻ

Cơ thể của trẻ sẽ phát triển không ngừng từ lúc mới sinh cho đến tuổi dậy thì. Vì thế, trong giai đoạn từ 0-18 tuổi, chiều cao cân nặng chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng để theo dõi sự phát triển của trẻ.

Bảng đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ do WHO công bố là thông tin đáng tin cậy nhất dành cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Lưu ý, trong khoảng thời gian từ 0-10 tuổi đầu đời, chiều cao và cân nặng của trẻ nên được theo dõi một cách sát sao nhất.

Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ theo đúng tiêu chuẩn WHO

Trong đó:

– TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.
– Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
– Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)

1.1 Đối với bé từ 0-5 tuổi

Giai đoạn 0-5 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh và phát triển mạnh mẽ nhất. Có 3 chỉ số chính mà bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này:

– Chỉ số cân nặng tính theo độ tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé <–2SD tứ là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Có nghĩa là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

– Chỉ số chiều cao tính theo độ tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé <–2SD so với mức trung bình. Có nghĩa trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

– Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng của bé có kết quả <–2SD so với mức trung bình thì khả năng bé đang bị suy dinh dưỡng.

1.2 Đối với trẻ từ 5-15 tuổi

Ở độ tuổi từ 5-15 tuổi là thời điểm vàng để bé phát triển, đặc biệt là chiều cao. Thời gian này thì ngoài bảng đo cân nặng tiêu chuẩn, với các bé sau 10 tuổi, bố mẹ cần quan tâm đến chỉ số BMI.

Công thức để tính chỉ số BMI khá đơn giản chỉ cần lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao.

Cách đo lường chỉ số BMI của trẻ

Dựa vào chỉ số này, bố mẹ có thể biết được con mình có bị suy dinh dưỡng hay đang nằm trong diện béo phì cần điều chỉnh về cân nặng. Từ đó xác định được phương pháp để tối ưu phát triển chiều cao cho bé.

1.3 Đối với trẻ từ 15-18 tuổi

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì và cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành, chiều cao và cân nặng cũng dựa theo chỉ số BMI để xác định thể trạng.

Công thức tính như sau: Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

– Nếu chỉ số BMI tính ra kết quả <–2SD: Cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng, cần phải bồi bổ và bổ sung chất dinh dưỡng.

– Nếu chỉ số chiều cao theo tuổi tính ra kết quả <– 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn mức phát triển bình thường): Cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng.

2. Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé

2.1 Đối với bé dưới 2 tuổi

Để đo chiều cao và cân nặng của các bé dưới 2 tuổi, đặc biệt là đo chiều cao, bố mẹ cần dùng thước đo chuyên dụng.

– Đầu tiên, cho bé nằm ngửa, đầu bé chạm sát vào một cạnh của thước đo. Giữ cho đầu trẻ nằm thẳng và mắt nhìn lên trần nhà.

– Lúc này, cần giữa đầu gốc của bé thẳng và áp sát vào thước đo. Cuối cùng đọc và ghi lại kết quả chiều cao của bé.

Trong giai đoạn này, bố mẹ nên đo chiều cao và cân nặng của bé mỗi tháng một lần rồi so sánh với bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn để biết sự phát triển của bé.

2.2 Đối với bé trên 2 tuổi

Cách đo chiều cao cho các bé

Lúc này bé đã biết đứng nên bố mẹ chỉ cần gắn thước đo chiều cao cố định vào tường. Trình tự đo và một số lưu ý bố mẹ cần biết khi đo chiều cao bé trên 2 tuổi là:

– Cần đảm bảo thước đo cố định thẳng đứng, thân thước vuông với sàn nhà và vạch số 0 của thước phải sát với sàn nhà.

– Cho trẻ đứng sát vào vị trí thước cố định.

– Mắt bé nhìn thẳng về phía trước, 2 tay áp vào 2 bên đùi.

Sau khi đo có kết quả cần so sánh với kết quả chiều cao cân nặng chuẩn theo giới tính của các bé. Vì khi các bé trên 2 tuổi, sự phát triển của bé còn phụ thuộc vào yếu tố giới tính.

3. Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi

Với các bé sơ sinh thì đo cân nặng cho bé hơi khó khăn, bố mẹ cần phải thực hiện như hình trên

Việc đo cân nặng của bé chắc chắn dễ dàng hơn đo chiều cao. Đối với các bé lớn hơn 5 tuổi, đo cân nặng cho bé không còn là vấn đề nữa, bố mẹ chỉ cần bảo bé lên cân ngồi yên trong vài chục giây là xong.

Sau khi cân xong, cần so sánh số cân nặng của bé đối với bản cân nặng chuẩn cho bé trai hoặc bé gái để biết được tình hình phát triển của bé. Tuy nhiên, với các bé sơ sinh và bé nhỏ hơn 5 tuổi, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Đặt cân ở vị trí rộng rãi và bằng phẳng

– Đảm bảo cân được chỉnh vị trí cân bằng hoặc số 0.

– Thời điểm cân cho bé tốt nhất là vào buổi sáng, lúc bé mới ngủ dậy và chưa ăn gì để có được số cân chính xác.

– Khi cân cần tháo bỏ những phụ kiện không cần thiết như mũ, áo khoác, giày dép,…

4. Các tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ

Ngoài 2 yếu tố là chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn của WHO thì còn những tiêu khác đánh giá sự phát triển của trẻ như: Phát triển về thể chất, Phát triển về mặt nhận thức, Khả năng ngôn ngữ,…

Ngoài ra còn có một số tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ, bố mẹ cần nắm bắt

Phát triển về thể chất

Trẻ có thể điều chỉnh tốc độ đi và chạy theo hiệu lệnh nhanh hoặc chậm.

Trẻ có thể ngắm mục tiêu và ném trúng đích

Trẻ có thể vẽ theo mẫu, nhận dạng được nét chữ và hình vẽ.

Phát triển về mặt nhận thức

Trẻ có thể nhận biết và phân biệt các đặc điểm cơ bản của sự vật xung quanh.

Trẻ có thể đếm từ 1 đến 10 và phân biệt thứ tự.

Trẻ có thể tìm hiểu và giải thích về các hiện tượng đơn giản xung quanh.

Trẻ có thể hiểu được các khái niệm về thời gian: hôm nay, hôm qua, ngày mai,…

Trẻ có thể phân biệt được tính chất giữa các tình huống thật và tưởng tượng.

Khả năng ngôn ngữ

Trẻ thể hiện cảm xúc khi nghe kể chuyện, đọc thơ như gật đầu hoặc thể hiện qua nét mặt.

Trẻ có thể nhận biết ký hiệu quen thuộc, có khả năng vẽ và sáng tạo các hình sẽ đơn giản theo cách riêng của bé.

Quan hệ và tình cảm

Trẻ có thể thực hiện được những công việc được giao.

Tuân thủ theo các nề nếp, quy tắc sinh hoạt trong gia đình.

Biết quan tâm đến những người xung quanh và biểu đạt cảm xúc.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

5.1 Gen di truyền

Bào thai khi mới bắt đầu hình thành đã được mã gen từ bố mẹ và phát triển. Do đó, những yếu tố như chiều cao và cân nặng phụ thuộc vào gen di truyền của bố mẹ rất nhiều.

Gen di truyền ảnh hưởng đến 23% chiều cao của trẻ về sau

Theo các nhà khoa học nghiên cứu, yếu tố gen di truyền quyết định 23% đến chiều cao của trẻ sau này.

5.2 Dinh dưỡng mẹ bầu trong quá trình mang bầu

Trong thời gian mang thai, các bà mẹ cần bồi bổ dinh dưỡng từ thức ăn và các loại thực phẩm chức năng hàng ngày.

Cần bổ sung DHA và Omega 3 từ các thực phẩm hằng ngày hoặc các loại thực phẩm chức năng.

5.3 Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Theo các nhà nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng có tác động rất quan trọng đến chiều cao và cân nặng của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ cũng tác động rất lớn đến sự phát triển chiều cao

Từ 0-18 tuổi, trẻ cần được bổ sung các dưỡng chất đa dạng, đặc biệt là canxi, chất đạm và vitamin để có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.

5.4 Bệnh tật

Trong giai đoạn phát triển, việc trẻ mắc các chứng bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng sẽ làm hạn chế việc phát triển chiều cao của trẻ.

Vì thế, bố mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng của bé để sớm hiện các chứng bệnh ở trẻ nhằm chữa trị kịp thời.

5.5 Môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh cũng là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của trẻ. Môi trường sống cần đảm bảo trong lành, không ô nhiễm môi trường, nguồn nước và tiếng ồn.

5.6 Tập luyện vận động thân thể

Hãy cho bé tập luyện bơi lội ngay từ nhỏ để cải thiện chiều cao

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những đứa trẻ thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ có chiều cao tốt hơn những bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt là những bộ môn bơi lội, bóng rổ,…

Nguồn: https://www.who.int/toolkits/child-growth-standards/standards/weight-for-length-height

Quần áo bé trai bán chạy

Quần áo bé gái bán chạy

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *