Cúng đầy tháng cho bé gái & bé trai 3 Miền (Bắc, Trung, Nam)

Cúng đầy tháng là nét đẹp văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Việt Nam. Cúng đầy tháng thật sự không khó khăn nhưng có sự mâm cúng cho bé trai và bé gái sẽ có sự khác nhau, cùng với đó cách cúng đầy tháng cho bé giữa các miền Bắc, Trung, Nam cũng có đôi phần khác nhau. Bài viết này Thế Giới Thời Trang Baby sẽ chia sẻ tất tần tần về cách cúng đầy tháng cho bé từ các vùng miền.

Mâm cúng đầy tháng cho bé

Lễ cúng đầy tháng là gì?

Cúng đầy tháng hay còn gọi là Cúng Mụ là nghi thức đánh dấu sự khởi đầu cuộc đời một đứa trẻ.

Lễ cúng đầy tháng cũng được xem là cột mốc để cha mẹ, người thân báo cáo sự hiện diện của thiên thần nhỏ với ông bà tổ tiên, thiên địa, đồng thời bày tỏ sự biết ơn tới bà Mụ đã có công “nặn” ra em bé và Đức Ông che chở bảo vệ để được mẹ tròn con vuông.

Bên canh đó lễ cúng đầy tháng cũng là dịp cầu nguyện phước lành, may mắn cho đứa trẻ với mong muốn con sẽ có được một sự khởi đầu thuận lợi trong cuộc sống.

Thông tin đầy tháng từ Wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đầy_tháng

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng ở mỗi nơi sẽ lưu truyền một câu chuyện khác nhau. Nhưng hầu hết là câu chuyện về các bà Mụ và Đức Ông.

Câu chuyện được các ông bà xưa truyền tới giờ đó là: Mỗi đứa trẻ sinh ra đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặ ra một bộ phận trên cơ thể của đứa trẻ như: chân, tay, mắt, mũi, tóc, tai,.. xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra.

Vì vậy khi bé đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (một tháng tuổi), ba mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng Bà Mụ và Đức Ông để cảm ơn các vị.

12 Bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?

Hình ảnh về 12 Bà Mụ

12 Bà Mụ là các thần tiên giúp việc cho Ngọc Hoàng, mỗi bà kim một việc trong sinh nở giáo dưỡng, với tên gọi khác nhau như sau:

– Mụ bà Trần Tứ Nương phụ trách việc sinh đẻ (chú sanh)

– Mụ bà Vạn Tứ Nương phụ trách việc thai nghén (chú thai)

– Mụ bà Lâm Cửu Nương phụ trách việc thụ thai (thủ thai)

– Mụ bà Lưu Thất Nương phụ trách việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)

– Mụ bà Lâm Nhất Nương phụ trách việc chăm sóc bào thai (an thai)

– Mụ bà Lý Đại Nương phụ trách việc chuyển dạ (chuyển sanh)

– Mụ bà Hứa Đại Nương phụ trách việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)

– Mụ bà Cao Tứ Nương phụ trách việc ở cữ (dưỡng sanh)

– Mụ bà Tăng Ngũ Nương phụ trách việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)

– Mụ bà Mã Ngũ Nương phụ trách việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)

– Mụ bà Trúc Ngũ Nương phụ trách việc giữ trẻ (bảo tử)

– Mụ bà Nguyễn Tam Nương phụ trách việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Ngày sinh của bé thường được tính theo cả ngày Dương lịch và ngày Âm lịch. Tuy nhiên, lễ cúng đầy tháng cho bé thường được tính theo Âm lịch.

Theo sự lưu truyền từ ông bà xưa, thì cách tính ngày cúng đầy tháng của bé như sau: gái lùi hai, trai lùi một. Có nghĩa là nếu bé nhà bạn sinh ngày 10/10 m lịch thì bé gái sẽ cúng đầy tháng vào ngày 8/11 Âm lịch, còn bé trai sẽ cúng đầy tháng vào ngày 9/11 Âm lịch.

Ngoài ra, còn một số tỉnh thành tại Việt Nam còn có cách tính khác đó là: nam trồi, nữ sụt. Cách tính ngày cúng đầy tháng này không được phổ biến cho lắm.

Tìm hiểu thêm thông tin:

Quà tặng đầy tháng cho bé trai

Quà tặng đầy tháng cho bé gái

Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai & bé gái

Thông thường sắm lễ cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai được sắp xếp cân đối ở 2 bàn: Một bàn nhỏ và một bàn to. Bàn to được bày các lễ vật cúng 12 Bà Mụ, còn bà nhỏ bày lễ vật cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy (bao gồm Thánh Sư, Tổ Sư và Tiên Sư)

Mâm cúng đầy tháng sẽ có sự khác nhau đôi chút giữa bé trai và bé gái, hoặc tùy vùng miền

Mâm lễ cúng đầy tháng bé gái hoặc bé trai sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, giới tính của bé và tập quán từng vùng miền. Tuy nhiên, về cơ bản mâm lễ cúng đầy tháng sẽ có những vật không thể thiếu ở dưới đây:

Mâm cúng Mụ cho bé trai và bé gái

– Tôm, cua, ốc hoặc chim: Mỗi loại chọn số lượng 7 (bé trai) hoặc 9 (bé gái) con tượng trưng cho vía của đứa trẻ.

– Đũa hoa: Là loại đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu đũa.

– 12 chén chè nhỏ
– 12 đĩa xôi nhỏ
– 12 miếng trứng gà hoặc 12 quả trứng chim cút
– 12 bông hoa
– 12 cái bánh kẹo nhỏ
– 12 miếng trầu têm cánh phượng
– 12 bộ quần áo hàng mã
– 12 nén hương
– 12 tờ tiền thật
– Một bát nước to
– Một đĩa muối, gạo

Mâm cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy

– 1 con gà luộc (có thể thay bằng vịt)
– 1 bát cháo lớn
– 1 bát chè lớn
– 3 đĩa xôi lớn
– 1 miếng thịt quay
– 1 đĩa hoa quả
– Trầu cau, nến thơm, rượu và đồ vàng mã (giấy tiền)
– Nhang

Ngoài ra, nếu có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật, thì cũng nhớ chuẩn bị lễ vật để cúng luôn nhé!

Lưu ý: Đặt mâm cúng theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là, phía Đông thì đặt lọ hoa, phía Tây thì đặt mâm lễ vật.

Nghi thức và văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái

Đầu tiên, người chủ lễ (thường là ông nội của bé) sẽ thắp 3 nén nhang rồi ba mẹ sẽ bế em bé ra trước án để làm nghi lễ cúng đầy tháng.

Sau đó ba mẹ bế cháu đặt trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miệng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Tiếp theo người chủ lễ sẽ khấn theo bài văn khấn đơn giản sau đây:

Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé

Sự khác biệt lễ cúng đầy tháng cho bé tại Miền Bắc, Trung, Nam

Nhìn chung lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái ở miền Bắc, Trung, Nam sẽ giống nhau, nhưng đâu đó vẫn có điểm khác nhau giữa 3 miền. Sau đây là sự khác biệt thường thấy ở mâm cúng đầy tháng cho bé tại 3 miền Bắc, Trung, Nam:

– Về xôi cúng: Người miền Bắc thường sử dụng xôi vò để cúng. Người miền Trung thì dùng xôi đậu xanh. Trong khi đó người miền Nam thường sử dụng xôi gấc để cúng.

– Về bộ tam sên: Người miền Bắc sẽ luộc chín những lễ vật trong bộ tam sên, còn người miền Trung và miền Nam thường để sống.

– Về lễ mặn: Người miền Bắc thường cúng gà trống. Người miền Nam thường cúng heo quay, vịt quay hoặc gà luộc. Còn người miền Trung thường cũng sẽ cúng gà trống.

Quần áo bé trai bán chạy

Quần áo bé gái bán chạy

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *