CIF là gì? Tìm hiểu về CIF trong các ngành

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, sự hội nhập toàn cầu về hàng hóa cũng phát triển. Những quy tắc và điều khoản trong thương mại quốc tế cũng được hình thành. Điều khoản CIF xuất hiện và là một yếu tố không thể thiếu trong hội nhập kinh tế. CIF là một trong những điều kiện giao hàng cực kỳ quan trọng. Thế CIF là gì? CIF trong các ngành liệu có khác nhau. Hãy cùng Thế Giới Thời Trang Baby tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!

CIF là gì? Tìm hiểu về CIF trong các ngành

Điều khoản CIF xuất hiện và là một yếu tố không thể thiếu trong hội nhập kinh tế

Tìm hiểu về CIF là gì?

Cũng giống như FOB, CIF là một điều khoản khá quen thuộc đối với xuất nhập khẩu và thương mại. Khi hiểu rõ về CIF doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn tốt trong vận chuyển hàng hóa buôn bán sang các nước khác hoặc nhập hàng hóa.

Tìm hiểu về CIF là gì?

Trước khi hiểu rõ về CIF một cách dễ dàng, doanh nghiệp phải biết về thuật ngữ Incoterms. Incoterms là viết tắt của International Commerce Terms.

Incoterms là tập hợp bộ quy tắc thương mại quốc tế với nội dung là các điều khoản, quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms bao gồm điều khoản CIF. So với FOB, điều khoản CIF có nội dung rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp và phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển đến cảng đích.

Đối với CIF, điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán là ở cảng xếp hàng. Người bán là đại diện cho người mua trả các chi phí. Nếu xảy ra tổn hại trong quá trình vận chuyển, người mua sẽ là người đứng ra làm việc với bên bảo hiểm.

Tham khảo thêm: FOB là gì? Tìm hiểu về Fob là gì trong các ngành

CIF là viết tắt của từ gì?

CIF là điều khoản giao hàng thuộc nhóm C. CIF được viết tắt từ các từ Cost, Insurance, Freight nghĩa là tiền hàng, bảo hiểm và cước phí. CIF về chi phí đã bao gồm cước phí + bảo hiểm + chi phí khác.

Tên của CIF được xác định như thế nào? Tên của điều khoản CIF được xác định bởi địa điểm thường được ghi trên hợp đồng và địa điểm có thể là tên của cảng đích.

Ví dụ về Seoul CIF, chúng ta sẽ hiểu rằng bảo hiểm và hàng hóa được vận chuyển đến cảng Seoul. Sau đó, người mua sẽ nhận hàng và tiếp tục những giấy tờ và thủ tục đến các địa điểm cần giao khác.

Giá CIF là gì?

Đối với CIF, giá của điều khoản được thực hiện bởi bên bán là chủ yếu. Hợp đồng theo điều khoản CIF được quy định rõ ràng các điều kiện cần được xử lý và thanh toán đầy đủ bởi bên bán gồm:

Giá CIF = tiền hàng + bảo hiểm + cước phí vận chuyển + chi phí khác (xử lý giấy tờ, thủ tục hải quan, các chi phí có liên quan).

Bên cạnh đó, về đơn vị vận chuyển người bán sẽ tự tìm kiếm và thanh toán chi phí vận chuyển theo báo giá của nhà cung cấp.

Ví dụ về giá CIF là gì?

CIF là gì ở các ngành? Tìm hiểu về CIF trong ngân hàng và xuất nhập khẩu

Khi nói về kinh tế hay thương mại, cứ nghĩ CIF thường xuyên xuất hiện trong các ngành về hàng hóa là đáng kể.

CIF xuất hiện với ngành xuất nhập khẩu là điều không gì quá bất ngờ. Thế nhưng, CIF còn xuất hiện trong ngành ngân hàng. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

CIF là gì trong xuất nhập khẩu?

CIF trong xuất nhập khẩu cũng giống như trong các ngành kinh tế và ngoại thương. Đây là một điều khoản khá khá đơn giản với người xuất nhập khẩu.

CIF là điều kiện kèm theo bảo hiểm, quy định các bên khi sử dụng hợp đồng này trong mua bán hàng hóa quốc tế phải mua bảo hiểm. Tất nhiên, công ty xuất khẩu và nhập khẩu hoàn toàn có thể thỏa thuận thêm với nhau về những vấn đề liên quan dù sử dụng điều khoản gì đi nữa.

CIF là gì trong ngân hàng?

CIF trong ngân hàng khác hoàn toàn với CIF các ngành khác. Đối với ngân hàng, thuật ngữ CIF chính là Customer Information File, nghĩa là tệp thông tin khách hàng.

Trong ngân hàng, số CIF là một mã số đại diện cho mỗi khách hàng và mỗi ngân hàng đều có CIF khác nhau.

CIF là nơi giữ mọi thông tin về tài khoản, giao dịch, số dư tài khoản, dư nợ, mối quan hệ tín dụng… của khách hàng sẽ được lưu trữ một cách đầy đủ và chính xác.

Ví dụ về mã CIF là gì trong ngân hàng

Mã CIF là gì?

Mã Số CIF là từ viết tắt “Customer Information File” và được hiểu là dãy thông tin thể hiện hồ sơ thông tin của chính khách hàng.

Khách hàng chỉ được cung cấp 1 mã CIF tại một ngân hàng vậy nên cho dù bạn có mở nhiều số tài khoản tại cùng 1 ngân hàng nhưng mã CIF chỉ có một.

Số CIF là gì?

Số CIF của mỗi người (Số sẽ bao gồm 8-11 chữ số tùy theo cách đặt của từng ngân hàng).

Lưu ý, Khách hàng chỉ được cung cấp 1 mã CIF tại 1 ngân hàng. Cho dù bạn có mở nhiều số tài khoản tại cùng 1 ngân hàng nhưng mã CIF chỉ duy nhất có một.

Số CIF đối với một số ngân hàng, ví dụ như:

Đối với thẻ BIDV: số CIF trên số thẻ của ngân hàng bao gồm 2 loại thẻ 16 hoặc 18 số. Với 6 số đầu mã BIN của BIDV (9704 18) được mặc định trên tất cả các thể của khách hàng. 8 hoặc 9 số tiếp theo là số CIF của mỗi khách hàng.

Với ngân hàng Vietcombank cũng có hình thức tương tự như BIDV. Nhưng mã BIN 6 số đầu của Vietcombank là 9704 36.

Thông tin hay: Xưởng may gia công quần áo trẻ em xuất khẩu số lượng ít tại TPHCM

Kết luận

Điều khoản CIF phổ biến trong các ngành hiện nay và ngày càng được cải tiến. Việc tìm hiểu về CIF sẽ mang đến những điều thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bài viết mang đến những kiến thức về CIF đến cho mọi người.

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *