Vải gấm là gì? Tìm hiểu về các loại vải gấm

Vải gấm là loại vải có nguồn gốc tự nhiên được dệt từ sợi tơ tằm. Ngày xưa, vải gấm thường được vua chúa các triều đại và các gia đình danh gia vọng tộc sử dụng.

Vải gấm là gì?

Vải gấm là loại vải thượng hạng được dệt từ tơ tằm với kỹ thuật dệt phức tạp và tinh xảo có lịch sử hàng ngàn năm qua. Vải gấp nguyên bản thượng hạng có nhiều màu và hoa văn tinh xảo nổi trên bề mặt. Vải gấm mang lại cảm giác mịn mát, mượt khi sờ vào, độ láng bóng nhẹ nhàng và độ óng ánh tự nhiên, tạo nên hiệu ứng thị giác bắt mắt và ấn tượng.

Vải gấm là loại vải có lịch sử lâu đời và được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc

Vải gấm thường được ứng dụng trong ngành may mặc thiết kế trang phục áo dài, áo bà ba, váy đầm,… Nhưng những năm gần đây vải gấm còn được ứng nhiều trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm, đồ thủ công mỹ nghệ,… đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.

Vải gấm đã xuất hiện khoảng 5000 năm ở Trung Quốc, sau đó được yêu thích ở các nước như Ấn Độ, Nhật Bản và có cả Việt Nam.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải gấm khác nhau như: gấm cotton, gấm hoa nổi, gấm tơ tằm, gấm nhân tạo, gấm Thượng Hải… Mỗi loại có đặc trưng, ưu điểm riêng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

Ưu nhược điểm của vải gấm

Ưu điểm của vải gấm

– Hoa văn trang trí tinh xảo: Nghệ thuật trang trí hoa văn trên vải gấm chính là chuẩn mực của cách tạo hình trên những loại vải có chất liệu dày. Hoa văn trang trí trên vải gấm không hề có cảm giác rườm rà, phức tạp mà toát lên sự phóng khoáng, hòa hợp đến diệu kỳ.

– Màu sắc đa dạng: Để liệt kê hết màu sắc của vải gấm thì chắc kể đến “nghìn lẻ một đêm” cũng không hết. Ngoài ra, khả năng bắt sáng của vải gấm cũng rất tốt, tạo nên cảm nhận thị giác trọn vẹn nhất.

– Độ bền cao: Vải gấm được đánh giá là một trong những chất liệu vải dày nhất hiện nay nên có độ bền bỉ cao hơn các loại vải khác.

– Thân thiện với môi trường – An toàn với sức khỏe: Hầu hết thành phần từ tơ tằm, quá trình sản xuất lại được thực hiện thủ công nên vải gấm rất an toàn cho người sử dụng.

– Mang đến sự sang trọng, thanh cao cho người mặc: Gấm dường như có khả năng “sang trọng hóa”, “thanh cao hóa” mọi thứ xung quanh khi bất cứ thứ gì khoác lên tấm vải gấm đều nhận được sự chú ý, ấn tượng từ người nhìn.

Nhược điểm của vải gấm

– Dễ thấm nước & Phơi lâu khô: Điều ngày sẽ gây trở ngại khi quần áo làm từ vải gấm phơi ở thời tiết âm u, vải sẽ có mùi khó chịu và nấm mốc có thể phát triển.

– Dễ bám bẩn – Bẩn khó phai: Nếu vô tình làm rơi thức ăn, đồ uống… lên gấm, bạn sẽ rất khó làm sạch vải hoàn toàn mà không gây tổn hại đến chất lượng ban đầu của vải.

Phân loại vải gấm

Vải gấm Thái Tuấn

Vải gấm Thái Tuấn là cái tên rất quen thuộc trong ngành nghề thời trang và may mặc. Đây là chất liệu vải cao cấp, phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau. Vải gấm Thái Tuấn được thêu hoa văn tinh xảo, chất liệu vải trơn, giản dị và nhẹ nhàng.

Vải gấm hoa nổi

Vải gấm hoa rất nổi tiếng trên thị trường hiện nay

Vải gấm hoa nổi là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Ở chất liệu vải này toát lên vẻ đẹp sang trọng của sự hiện đại, đan xen với cổ điển. Điều này làm cho các sản phẩm làm từ vải gấm hoa nổi có sức hút khó cưỡng với đông đảo khách hàng.

Vải gấm trơn

Vải gấm trơn rất thông dụng trên thị trường

Vải gấm trơn là loại vải gấm truyền thống nhất và chiếm đa số nguồn cung vải gấm của thế giới. Đặc điểm nổi bật của vải gấm này là sự đơn giản, dệt mịn, bóng nhất trên hành tinh.

Vải gấm cứng

Vải gấm cứng được sản xuất đơn giản hơn nhiều so với vải gấm trơn. Và các hoa văn trên vải gấm cứng được xem ít phức tạp hơn so với các loại vải gấm khác.

Vải gấm bao nhiêu 1m?

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, vừa có vải gấm sản xuất trong nước và vừa có vải gấm nhập khẩu. Vì thế tùy vào chất lượng, chất liệu, nguồn gốc,… Sẽ có mức giá bán khác nhau.

Vải gấm có mức giá từ 100.000đ – 300.000đ/ 1m

Thực tế thì vải gấm trơn sẽ có mức giá rẻ hơn với vải gấm hoa văn nổi. Gấm tơ tằm được xếp vào loại đắt nhất, thậm chí đắt gấm 2, 3 lần so với gấm cứng, gấm xốp…Nhưng nhìn chung mức giá trung bình để mua vải gấm dao động từ 100.000đ – 300.000đ / 1m vải.

Cách vệ sinh và bảo quản vải gấm

Tốt nhất nên hạn chế giặt bằng máy, mà giặt bằng tay để đảm bảo độ bền và chất lượng của vải.

Nên dùng bột giặt nhẹ và trung tính, không được dùng thuốc tẩy, đặc biệt không dùng những loại bột giặt có thành phần Clo cao.

Tốt nhất nên giặt tay để giữ được vải lâu hơn

Nước quá nóng sẽ khiến vải mất độ bóng, nước quá lạnh sẽ khiến vải bị co rút lại. Nhiệt độ nước phù hợp để giặt các sản phẩm từ vải gấm là khoảng 30 độ C.

Hãy phơi vải ở những nơi thoáng mát, có gió tự nhiên. Khi phơi hãy lộn mặt trong ra ngoài để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng vải.

Tham khảo các loại vải khác

Quần áo bé trai bán chạy

Quần áo bé gái bán chạy

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *