Vải len là gì? Đặc điểm của vải len và các loại vải len thông dụng

Khi mùa đông đến thì bên cạnh những chất liệu vải nỉ, vải gió,.. không thể không nhắc đến vải len, chất liệu vải được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm dành cho mùa đông như: áo quần, nón, găng tay,… Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về vải len chưa? Hãy cùng Thế Giới Thời Trang Baby tìm hiểu tất tần tật về vải len và các loại vải len phổ biến nhất hiện nay nhé!

Vải len rất ấm áp nên được sử dụng hầu hết trong việc sản xuất áo ấm len, áo khoác, vest cho bé trai,… vào mùa đông, giúp cho các bé có thể chống lại tiết trời lạnh giá.

Vải len là gì?

Vải len là chất liệu vải phổ biến nhất trong ngành sản xuất thời trang đặc biệt là lĩnh vực thời trang trẻ em. Len cấu tạo từ protein được lấy từ động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà,… Hầu hết chất liệu vải len thường được sử dụng trong các sản phẩm mùa thu đông.

Chữ len được bắt nguồn từ tiếng Pháp: Laine, đây là một loại vải được chế biến từ lông động vật như: cừu, thỏ, dê, lạc đà,… Trong đó, lông cừu được sử dụng nhiều nhất (96-97%), lông dê (2%), lông lạc đà (1%), các loại lông khác như thỏ, chim (1%).

Lịch sử hình thành và phát triển của vải len

Vải len được các nhà khoa học phát hiện trong thời kỳ đồ đá mới, thời điểm bây giờ con người bắt đầu săn thú lấy thịt để ăn, dùng lông để giữ ẩm.

Người Babylon vào năm 4000 TCN đã biết dùng vải len để tạo ra quần áo để mặc. Thời điểm này, sợi len còn khá thô sơ và đơn giản.

Việc buôn bán vải len trở nên rầm rộ ở thế kỷ X và XI. Khi đó, Anh được coi là đất nước có sản lượng cừu lớn nhất thế giới, nhưng đứng đầu về khả năng sản xuất sợi len là đất nước Bỉ. Chính vì thế, Bỉ thường nhập thô lông cừu từ ảnh để sản xuất và xuất khẩu len sang các quốc gia ở châu Âu.

Từ đó, vải len trở thành chất liệu vải phổ biến và phát triển rộng rãi trên toàn thế giới.

Hiện tại Úc đang là đất nước có sản lượng cừu ước tính khoảng 1 tỷ con và cũng là đất nước sản xuất vải len lớn nhất thế giới. Các nước có sản lượng tiếp theo là Argentine, Mỹ và New Zealand

Đặc điểm của vải len

Ưu điểm của vải len

Khả năng cách nhiệt

Ưu điểm lớn nhất của vải len là khả năng cách nhiệt. Vì thế, các sản phẩm quần áo trẻ em vải len rất được ưa chuộng trong những ngày đông lạnh giá. Không khí được giữ lại giữa các sợi len giảm thiểu việc tiếp xúc giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, vải len cũng có đặc tính thoát ẩm rất tốt. Độ ẩm của làn da của các bé sẽ luôn được ổn định khi mặc áo khoác len, mang lại cảm giác thoải mái và ấm áp.

Ưu điểm nổi bật của vải len đó là khả năng chất nhiệt, cách điện, giữ ẩm và cực kỳ mềm mại

Bền bỉ với thời gian

Vải len thường có độ bền cao, chống hao mòn tốt trước những tác động ở bên ngoài. Vì vậy, người dùng có thể giặt sản phẩm nhiều lần mà không bị suy giảm chất lượng.

Mịn màng và mềm mại

Vải len có độ mềm mịn cao. Không làm trầy xước làn da của các bé khi mặc, mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng mỗi khi sử dụng.

Chống bám bụi

Các đặc tính của lông cừu tự nhiên được giữ nguyên vẹn trong quá trình sản xuất. Với lớp phủ phức tạp nằm bên ngoài hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên mặt vải. Người dùng sẽ không tốn nhiều công sức và thời gian cho việc vệ sinh.

Cách nhiệt tốt

Khả năng cách điện, cách nhiệt ít khi xuất hiện trong các dòng vải phổ biến. Những dòng vải len cao cấp có thể dùng để dập tắt lửa.

Nhược điểm của vải len

Sợi dễ bung

Sợi len thường có kích thước khá lớn nên sự liên kết giữa chúng khá rời rạc, nhất là những sản phẩm được đan bằng tay. Một khi có sợi đứt sẽ làm tuột các sợi liền kề.

Vải sợi len rất dễ bung do kết cấu giữa các sợi len khá rời rạc

Dễ hút ẩm

Độ thấm nước của vải len cao hơn nhiều so với những chất liệu vải thông dụng khác. Khi ngấm nước, trọng lượng của vải len sẽ tăng lên rất nhiều gây khó khăn trong việc giặt giũ và phơi khô.

Các loại vải len thông dụng

Vải len lông cừu nguyên chất

Trong tất cả các loại vải len động vật, chất lượng len được lấy từ cừu luôn là tốt nhất. Đặc điểm của loại vải này là độ đàn hồi tốt, mềm mại, bền bỉ và giữ ấm hiệu quả.

Len lông cừu nguyên bản thường được nhuộm theo phương pháp thủ công nên có màu sắc sinh động, độ bền gấp 5 lần so với các loại vải len nhân tạo hay pha nhiều loại.

Vải len dê Cashmere

Vải len dê Cashmere với nguyên liệu được làm từ vải lông tơ dê Cashmere ở vùng Himalaya. Lông dê ở đây thường được lấy vào mùa xuân và tách theo phương pháp hoàn toàn thủ công.

Vải len Cashmere được xem là loại vải hiếm nhất trên thế giới. Bởi vì, ngoài việc chế tác phức tạp, thì với thời tiết khắc nghiệt trên đỉnh núi Himalaya khiến việc lấy lông dê rất ít.

Sợi len Cashmere có khả năng giữ ẩm gấp 10 lần so với len nhân tạo. Trọng lượng lại siêu nhẹ, bền bỉ và giữ được dáng trong suốt nhiều năm sử dụng.

Vải len thỏ Angora

Vải len lông thỏ Angora mỏng mịn và bông xốp. Tuy nhiên, sợi len Angora nguyên chất thường có độ bền bền không cao nên trong sản xuất người ta thường pha thêm các sợi vải khác.

Vải len lạc đà Alpaca

Lạc đà Alpaca thuộc vùng Nam Mỹ. Lông Alpaca 100%, có cấu trúc rất giống với lông cừu nhưng nhẹ và mềm hơn, nên có khả năng giữ nhiệt tốt và bền đẹp.

Vải len cotton

Vải len cotton mang nhiều ưu điểm vượt trội như giữ ấm, cách nhiệt, cách điện và hút ẩm. Ngoài ra, vải len cotton không gây mẩn ngứa cho da so với các vải len làm từ lông động vật đối với những người có làn da nhạy cảm.

Vải len từ sợi tổng hợp

Để giải quyết những hạn chế ở vải len làm từ động vật, các nhà sản xuất đã cho ra đời loại vải len tổng hợp. Đây là loại vải len phổ biến nhất hiện nay với mức giá cực kỳ phải chăng.

Tuy nhiên so với độ giữ ẩm của các loại vải len làm từ động vật thì vải len sợi tổng hợp không ấn tượng bằng và tuổi thọ không được cao.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có nhiều loại vải len khác như: vải len dệt kim, vải dạ dệt từ len, vải len chải thô, vải bo len,…

Cách nhận biết vải len

Cách 1: Nhìn và dùng tay sờ vào vải

Nếu nhìn bên ngoài, thì bạn dễ dàng nhận thấy vải len sẽ có bề mặt vải xù lông.

Còn khi cầm vào, bạn sẽ cảm giác thấy ráp tay, lớp bông bên trên mặt vải cứng và dài hơn vải bông. Hãy kéo thử một sợi len, bạn sẽ thấy được độ co giãn của sợi len, nhưng khi kéo đứt, vết đứt không gọn gàng. Mặt vải sẽ không nhăn nếu dùng tay vò mạnh.

Vải len có bề mặt xù lông hơn so với các loại vải thông thường khác

Cách 2: Đốt mẫu thử của vải

Vải len khi được đốt sẽ cháy yếu và sẽ tắt ngay sau khi vải được đưa ra khỏi ngọn lửa. Bạn sẽ ngửi thấy mùi giống mùi tóc cháy và nhìn thấy tro ở dạng keo hình tròn, màu đen và dễ vỡ khi chạm vào.

Cách bảo quản vải len

Có rất nhiều loại vải len khác nhau trên thị trường: lên tăm, len dệt, len nhung, len dệt kim, len mỏng, len dạ, … Vải len không quá khó khăn trong quá trình bảo quản hay giặt giũ nhưng bạn cần phải lưu ý khi sử dụng loại vải này:

– Khi giặt, bạn nên chọn loại xà phòng nhẹ và ít chất tẩy rửa nhất nhất có thể.

– Không nên phơi vải len ở nơi có ánh sáng quá mạnh hay nhiệt độ quá cao. Chọn những nơi bóng râm mà vẫn đủ nhiệt để quần áo len khô tốt nhất.

– Bảo quản nơi khô thoáng, hạn chế việc ngâm vải lâu trong nước.

– Không treo len bằng móc. Việc này có thể khiến len bị chảy, biến đổi hình dạng,

– Không dùng nước nóng để giặt.

Tham khảo các loại vải khác

Quần áo bé trai bán chạy

Quần áo bé gái bán chạy

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *