Vải Polyester là một trong những loại vải phổ biến trên thị trường, có khả năng chống nhăn, chống bụi, nấm mốc và có tính thẩm mỹ. Ngày nay vải Polyester được sử dụng trong nhiều lĩnh vực may mặc quần áo trẻ em và chăn ga gối đệm.
Nội dung chính
Vải Polyester là vải gì? Chất vải polyester như thế nào?
Vải polyester là gì?
Vải Polyester (hay còn được gọi tắt là vải Poly) là sợi vải tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Để tạo ra được loại vải Polyester thì các nhà khoa học đã tiến hành các phản ứng hóa học giữa rượu và acid. Với cấu trúc đặc biệt, vải Polyester sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như chống nhăn, kháng bụi bẩn và nấm mốc rất cao.
Nguồn gốc của vải Polyester
Năm 1930, Polyester lần đầu tiên được phát hiện trong phòng thí nghiệm.
Từ năm 1939-1941, rất nhiều nhà khoa học bắt đầu chú ý đến loại chất liệu này và bắt đầu nghiên sâu hơn về Polyester. Đặc biệt trong số đó là 2 nhà khoa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson.
Đến năm 1946, DuPont – người phát hiện ra Polyester bắt đầu mua bản bản quyền sản xuất và thị trường hóa loại vải này.
Đến năm 1970 chất liệu vải Polyester trở nên phổ biến và nổi tiếng khi nhờ các thước phim quảng cáo và poster treo ở khắp nước Mỹ, miêu tả rằng: “Polyester là một chất liệu vải siêu bền và không nhăn, bạn có thể mặc nó liên tục đến ngày thứ 68 ngày mà vẫn không cần ủi lại và trông vẫn rất đẹp ngất ngây con gà tây”.
Các điều cần biết về chất liệu Polyester
Vải Polyester có khả năng chống nhăn cực tốt
Điểm nổi bật nhất của vải Polyester chính là khả năng chống nhăn. Những sản phẩm làm từ chất liệu Polyester dễ dàng giặt giũ mà không lo lắng tình trạng vải bị nhăn nhúm hay co dãn.
Polyester là một trong những loại vải có khả năng chống nhăn cực tốt
Cũng vì thế, mà những trang phục may từ vải Polyester có độ bền theo thời gian. Ngay cả khi giặt thường xuyên nhưng chất lượng của sản phẩm vẫn được đảm bảo như ban đầu.
Có thể nhuộm màu dễ dàng
Một trong những công đoạn quan trọng nhất trong ngành công nghiệp dệt may đó là nhuộm màu. Bởi nó quyết định đến thẩm mỹ của sản phẩm.
Bên cạnh đó việc in hình và họa tiết trên vải Polyester cũng dễ dàng, rõ ràng và không bị mờ. Đặc biệt, trong quá trình giặt Polyester có khả năng giữ màu cực bền, cực tốt và không bị phai.
Chống bám bụi hiệu quả
Bề mặt của vải Polyester thông thường rất mềm mượt và bóng. Thậm chí nó còn có khả năng hấp thụ rất kém. Nhưng ngược lại, vải Polyester có khả năng chống bám bụi cực kỳ hiệu quả.
Vải Polyester cũng có khả năng chống bụi và chống thấm nước tốt
Điều này cũng giúp cho vải Polyester dễ dàng giặt sạch và vệ sinh mà không cần phải tốn quá nhiều công sức. Hơn thế nữa, bạn có thể giặt sạch nó bằng máy hoặc tay nhưng không ảnh hưởng tới độ bền của vải.
Chất liệu vải Polyester có nóng không?
Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng vải Polyester cũng có một số nhược điểm nhỏ đó là với kết cấu chắc chắn nên vải không tránh khỏi độ thô cứng. Bên cạnh đó, vải Polyester không có khả năng chống thấm mồ hôi như những loại chất liệu khác.
Đây là yếu tố khiến cho mọi người cảm thấy nóng khi mặc trang phục làm chất liệu vải này.
Vì thế, vải Polyester thường được lựa chọn để sản xuất những trang phục thể thao hoặc mặc ngoài trời như đồ bơi, đi biển,…
4 loại vải Polyester được ưa chuộng nhất
Vải Polyester màu trắng
Vải Polyester được chia thành 2 loại đó chính là PET và PCDT. Trong đó loại PET hay còn gọi là vải Polyester trắng thì được sử dụng phổ biến hơn.
Vải Polyester được sử dụng rất nhiều
Vải Polyester trắng có độ bền cao, khả năng chống nhăn và chống bụi bám rất tốt.
Vải Polyester chất liệu Cotton
Vải Polyester chất liệu Cotton là loại vải được hình thành tổng hợp từ sợi bông Cotton nguyên chất pha trộn cùng các sợi vải tổng hợp khác.
Chính nhờ sự pha trộn này mà loại vải Polyester cotton có những ưu điểm nổi bật như: co giãn tốt, bền, dễ vệ sinh và ít dính bẩn.
Vải Polyester Canvas
Vải Polyester Canvas có khả năng chống nước, chống bụi, gió và độ bền cực cao,…Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy vải Polyester Canvas được dùng để may quần áo bảo hộ, balo, túi xách,…
Vải Polyester Canvas thường được sử dụng để may đồ bảo hộ
Ngoài ra, vải Polyester Canvas còn có thể dễ dàng nhuộm màu theo ý muốn của người dùng.
Vải Polyester kháng khuẩn
Vải Polyester có khả năng chống nấm mốc, vi khuẩn rất hiệu quả. Chính vì vậy chất liệu này còn được gọi là vải Polyester kháng khuẩn.
Vải polyester giá bao nhiêu?
Tùy vào thành phần chất vải, màu sắc, thương hiệu và sản phẩm mà vải Polyester có mức giá khác nhau. Sau đây là giá thành của một số loại vải PE phổ biến trên thị trường:
Vải thun Polyester 4 chiều: 70.000 – 80.000 VNĐ/kg
Vải thun Polyester 2 chiều: 55.000 – 70.000 VNĐ/kg
Vải lót Polyester: 12.000 – 20.000 VNĐ/kg
Cách vệ sinh chất liệu vải Polyester
Vải Polyester dễ bảo quản và sử dụng hơn nhiều chất liệu vải khác. Bạn có thể giặt bằng tay hay bằng máy đều được, khi giặt có thể dùng thêm nước xả cho mềm vải.
Tuy nhiên không nên dùng nước quá nóng để giặt hoặc chế độ giặt quá mạnh sẽ làm giảm độ bền của vải.
Với sản phẩm bằng vải Polyester thì người dùng có thể giặt máy vẫn hoàn toàn yên tâm
Nếu quần áo bằng vải Polyester của bạn có màu trắng, bạn hãy ngâm đồ qua đêm trong hỗn hợp ½ cốc nước xà phòng và khoảng 3,7 lít nước ấm. Sau đó, lấy ra giặt và phơi dưới bóng mát.
Nhận xét bài viết!