Vải lụa là gì? Tìm hiểu về vải lụa satin, vải lụa tơ tằm, vải lụa Hàn,…

Vải lụa được mệnh danh là ông hoàng của ngành vải. Vải lụa được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi từ may mặc cho đến những mục đích khác nhau. Vậy vải lụa là vải gì, tốt như thế nào mà được nhiều người ưu ái sử dụng đến như thế?

Vải lụa là gì?

Vải lụa tên tiếng anh là “Silk Fabric” được làm từ sợi tơ, lấy trực tiếp từ tơ tằm tự nhiên, với đặc tính mỏng, nhẹ, mịn màng.

Vải lụa đòi hỏi người thợ với những công đoạn đầy sự tinh tế, tỉ mỉ và kỹ thuật. Cụ thể những người tằm sẽ xe các sợi tơ đan dệt thành lụa. Vì thế, vải lụa luôn là loại vải đắt tiền, chỉ dành riêng cho giới thượng lưu trong xã hội phong kiến thời điểm đó.

Vải lụa cũng được xem là ông hoàng trong ngành vải, với giá thành cao hơn rất nhiều những loại vải Cotton, vải lanh, vải Kate, thậm chí là vải Jean.

Nguồn gốc và lịch sử của vải lụa

Vải lụa tơ tằm đã xuất hiện từ hơn 6000 năm TCN, khi vợ của Hoàng đế Trung Hoa phát hiện ra công thức dùng tơ tằm để dệt thành vải và may trang phục.

Vải lụa được phát hiện từ vợ của Hoàng Đế Trung Hoa thời xa xưa

Cũng tại thời điểm đó mà nghề nuôi tơ tằm đã ra đời. Và từ đây, con đường tơ lụa cũng được hình thành kéo dài từ Trung Quốc đến các nước phía Tây của châu u, châu Phi,…

Nghề nuôi tằm dệt lụa gia nhập vào Việt Nam dưới thời vua Hùng Vương thứ VI. Ngày nay, làng Vạn Phúc – Hà Đông với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc phong phú, họa tiết tinh xảo.

Các loại vải lụa phổ biến nhất hiện nay

Vải lụa tơ tằm

Vải lụa tơ tằm là loại vải hoàn mĩ và cao cấp nhất trong các loại vải lụa hiện có

Vải lụa tơ tằm là loại vải cao cấp nhất trong các loại vải lụa có mặt trên thị trường. Đây là loại vải được làm hoàn toàn bằng kỹ thuật dệt truyền thống. Vì thế, màu sắc của vải lụa tơ tằm chỉ có màu trắng ngà hoặc những màu đơn sắc, không có họa tiết cầu kỳ.

Vải lụa tơ tằm có bề mặt mềm mại và bóng mượt. Vải lụa tơ tằm thường được sử dụng để làm áo dài, váy đầm cho phụ nữ,…

Vải lụa satin

Vải lụa Satin hay còn gọi là vải satanh, là loại vải được tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa các sợi ngang và sợi dọc, gồm có 2 mặt: bóng ở mặt trên và thô ở mặt dưới.

Vải lụa Cotton

Vải lụa Cotton có tỉ lệ 90% cotton và 10% sợi tơ tằm

Vải lụa Cotton là loại vải được tổng hợp từ 2 chất liệu: Cotton và sợi tơ tằm. Vì thế, lụa cotton thừa hưởng được rất nhiều ưu điểm từ 2 loại chất liệu vải này.

Vải lụa Cotton có nhiều loại, tùy thuộc vào tỉ lệ pha Cotton của nhà sản xuất, nhưng theo một số chuyên gia thời trang thì thường tỉ lệ 9:1 là tốt nhất (có nghĩa là 90% Cotton và 10% sợi tơ tằm.

Vải lụa Cotton rất mềm, thoáng mát, có độ bền cao nhưng rất dễ bị bay màu và bị xước.

Vải lụa Twill

Vải lụa Twill là loại vải được dệt theo kiểu đan chéo có kết cấu vải rất bền và vững chắc. Độ bóng mượt của vải lụa Twill không giống như vải lụa Satin nên nó có thể phù hợp với nhiều trang phục ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Vải lụa gấm

Vải lụa gấm là loại vải rất phổ biến với người Việt

Vải lụa gấm được xem là một trong những chất liệu truyền thống và phổ biến của người Việt Nam. Nó đòi hỏi một kỹ thuật cao đi kèm với việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ tốt. Các sản phẩm thời trang được làm từ vải lụa gấm đều mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.

Vải lụa hoa (Vải lụa Jacquard)

Vải lụa hoa là loại vải được dệt theo công nghệ hiện đại nhằm tạo ra các hoa văn chìm lên bề mặt vải. Vải lụa hoa có bề mặt sáng bóng, mềm mịn có nhiều màu sắc mẫu mã nên thích hợp để may áo dài.

Vải lụa 2 da

Vải lụa 2 da được kết hợp với 2 chất liệu: Tơ tằm và Viscose với tỉ lệ 1:1. Vải lụa 2 da được ứng dụng công nghệ dệt hiện đại nên vải vừa mềm vừa có độ bóng nhất định.

Vải lụa 2 da có ưu điểm là chống nhăn và dễ nhuộm màu. Nên thường được sử dụng để may áo dài hay những bộ váy liền hấp dẫn.

Vải lụa đũi

Vải lụa đũi là sự kết hợp giữa vải thô và sợi tơ tằm

Vải lụa đũi là loại vải được dệt từ sợi vải thô kết hợp với sợi tơ tằm. Vải lụa đũi có bề mặt hơi thô nên thường được sử dụng để may áo sơ mi, quần tây,.. hoặc làm khăn quàng cổ để sử dụng cho mùa đông.

Vải lụa Chiffon

Vải lụa Chiffon là loại vải được dệt từ 100% chất liệu tự nhiên nên những sợi dệt thường khá mỏng, có thể xuyên thấu. Vải lụa Chiffon thường được ứng dụng để may váy cưới hoặc đầm váy dự tiệc.

Đặc tính vải lụa

Đặc tính cơ học

Do có cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình.

Đặc tính vật lý

Vải lụa có mặt cắt là hình lăng kính nên khi ánh sáng chiếu vào sẽ có vẻ óng ánh tự nhiên thông qua các góc cạnh, tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ và sang trọng.

Đặc tính hóa học

Vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Vì thế, khi sử dụng những trang phục của loại vải này sẽ có cảm giác bám vào da.

Bên cạnh đó, khi sử dụng vải lụa người dùng không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Ngoài ra, lụa có độ dẫn điện kém nên khả năng giữ nhiệt vô cùng tuyệt vời.

Ưu và nhược điểm của vải lụa

Ưu điểm

– Bền, nhẹ và khả năng cách nhiệt tốt.

– Khả năng hút ẩm và thấm hút mồ hôi tốt.

– An toàn cho da, không gây dị ứng.

Vải lụa là loại vải rất an toàn cho làn da của người sử dụng

Nhược điểm

– Dễ bị côn trùng cắn, mọt cắn.

– Dễ bị ố vàng bởi mồ hôi.

– Khó nhuộm màu.

– Độ đàn hồi của vải lụa không tốt bằng những loại vải khác.

– Bảo quản vải lụa khá phức tạp.

– Giá thành cao.

Ứng dụng của vải lụa

Trong may mặc

Vải lụa là một trong những loại vải được ứng dụng rất nhiều trong may mặc. Và được lựa chọn sản xuất vô vàng các loại trang phục quần áo khác nhau.

Vải lụa thường được sử dụng để may áo dài cho trẻ em và người lớn

Vải lụa thường dùng để may quần áo mùa hè như: váy liền tơ tằm, áo sơ mi, đồ ngủ,… Ngoài ra, vải lụa cũng thích hợp để may quần áo mùa đông vì khả năng tĩnh điện, giữ nhiệt tốt.

Trong trang trí, nội thất

Bên cạnh những ứng dụng trong may mặc thì vải lụa cũng được sử dụng để sản xuất đồ dùng trang trí nội thất như rèm cửa, màn,… Ngoài ra, vải lụa còn được dùng để sản xuất chăn ga gối đệm.

Vải lụa cũng thường được sử dụng cho các bộ chăn ga gối đệm cao cấp

Bên cạnh những ứng dụng trên, vải lụa còn được sử dụng để bọc cách điện, áo chống độc, kim khâu cho bác sĩ hay dùng để thay giấy viết.

Cách giặt và bảo quản vải lụa

Cách giặt vải lụa

Nên giặt vải lụa bằng nước ấm, không nên vò mạnh vì nó sẽ làm vải bị gãy và nhăn. Ngoài ra, khi giặt không nên sử dụng hóa chất, cồn, chất tẩy rửa mạnh sẽ làm vải bị phai màu, nhanh hỏng.

Khi giặt xong bạn hãy tráng lại bằng nước sạch và phơi ở nơi thoáng mát, tránh phơi dưới nắng quá lâu.

Cách bảo quản vải lụa

Không nên để quần áo ở nơi ẩm mốc vì có thể làm quần áo bị mục.

Bạn cần phải lưu ý khi cất giữ vải lụa, vì vải này rất dễ bị côn trùng cắn, mọt ăn.

Tham khảo các loại vải khác

Quần áo bé trai bán chạy

Quần áo bé gái bán chạy

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *